Cách nhận biết hamster giao phối thành công đơn giản nhất

Với những ai mới bắt đầu tập nuôi hamster, thì sẽ khá lo lắng khi chú chuột của mình lần đầu giao phối. Không biết liệu rằng chuột hamster cái đã mang thai hay chưa?. Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn cách nhận biết hamster giao phối thành công hay không, cũng như là cách chăm sóc hamster cái khi đang mang thai.

Cách nhận biết hamster giao phối thành công

Trong quá trình giao phối thành công và bắt đầu mang thai, thì chuột hamster sẽ có những biểu hiện khác lạ so với ngày thường. Những biểu hiện này sẽ được thể hiện rõ ràng hơn theo thời gian. Dưới đây là một số thay đổi khác thường của loài động vật này mà bạn có thể tham khảo.

Thay đổi thói quen thường ngày

Dấu hiệu để biết hamster cái đã mang thai thành công hay không rất dễ nhận biết, chỉ cần bạn theo dõi thói quen sinh hoạt hàng ngày của chúng. Đối với những con hamster có thai lần đầu tiên, thì chúng sẽ luôn cảm thấy lo lắng và sợ sệt. Nếu như thường ngày chúng tỏ ra thân thiết với bạn, thì bây giờ chúng sẽ thờ ơ, lạnh nhạt với bạn. Bên cạnh đó, cũng có những con chuột hamster cái hay đi quanh quẩn trong lồng và tha nhiều đồ vật khác về để làm tổ.

Thay đổi tính cách

Sau khi chuột hamster cái đã giao phối thành công, thì giai đoạn những ngày đầu của thai kỳ chúng sẽ có tâm lý khá nhạy cảm với mọi thứ. Điển hình là chúng sẽ hay cáu gắt và hung dữ với chủ của mình hơn so với mọi ngày. Không chỉ vậy, chúng còn tránh xa những loài động vật khác, nhất là với những con hamster đực. Đây chính là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của hamster khi đang mang thai.

Tham khảo  Tổng hợp kinh nghiệm nuôi Hamster cho người mới bắt đầu
Tổng hợp các cách nhận biết hamster giao phối thành công
Tổng hợp các cách nhận biết hamster giao phối thành công

Thay đổi hình dạng

Việc thay đổi hình dạng, ngoại hình khi đang mang thai là điều vô cùng bình thường, có thể thấy ở cả con người và các loài động vật. Bạn sẽ nhận thấy chú chuột hamster của mình trông tròn trịa hơn, điều này sẽ càng dễ nhận thấy theo sự thay đổi của thời gian. Bụng của hamster sẽ có kích thước lớn nhỏ khác nhau, không cố định vì nó còn phụ thuộc vào từng giai đoạn của bào thai và số lượng của chuột con.

Thường xuyên tích trữ thức ăn

Một trong những cách nhận biết hamster giao phối thành công đó chính là chúng sẽ thường xuyên tích trữ thức ăn và hay tha đồ vật về để xây tổ. Khi chúng đã xây dựng tổ của mình xong, thì chúng bắt đầu dự trữ thức ăn để có thể sẵn sàng cho giai đoạn sinh đẻ sắp tới của mình. Vì chúng biết được rằng khi vào những ngày sắp sinh nở, thì chúng không thể tự mình đi kiếm thức ăn được mà phải nằm nghỉ dưỡng sức ở trong tổ.

Thay đổi thói quen uống nước

Một cách nhận biết hamster có thai hay không nữa là dựa vào lượng nước uống của chúng. Nếu như giao phối thành công và có thai, thì chuột hamster sẽ uống nước nhiều hơn so với ngày bình thường. Đặc biệt hơn là nếu chúng uống càng nhiều nước thì chúng sẽ càng mang thai nhiều chuột con hơn. Do đó, bạn cần phải lưu ý vấn đề này hơn nữa, để chăm sóc chuột hamster của mình tốt hơn nhé.

Những đặc điểm sinh đẻ của hamster mà bạn cần nên biết

Ngoài việc có kiến thức về cách nhận biết hamster có thai, thì bạn cũng nên hiểu biết thêm về những đặc điểm sinh đẻ của chuột hamster nữa nhé.

Tham khảo  Chuột hamster có bị lạnh không? Cách chăm sóc hamster khi ở nhiệt độ cao

Thời gian mang thai của hamster là bao lâu?

Thời gian mang thai của hamster không cố định, điều này còn tùy thuộc vào việc chúng thuộc giống loài nào. Chẳng hạn như loài chuột hamster Syrian sẽ có thời gian mang thai là 16 ngày, hamster Trung Quốc và hamster Winter White mang thai từ 18 – 21 ngày, trong khi đó hamster Robo thì lại mang thai từ 23 – 30 ngày. Bên cạnh đó, thời gian thai kỳ của chuột hamster cũng sẽ thay đổi ít nhiều phụ thuộc vào cách bạn chăm sóc hamster và tình trạng sức khoẻ của chúng.

Thời gian mang thai của hamster từ 23 - 30 ngày
Thời gian mang thai của hamster từ 23 – 30 ngày

Hamster sẽ mang thai bao nhiêu chuột con?

Số lượng con mà chuột hamster đẻ ra sẽ phụ thuộc vào giống loài và tình trạng sức khoẻ của chúng. Với những loài chuột hamster Syrian thì mỗi lần mang thai chúng sẽ đẻ ra từ 6 – 10 chuột con, còn với loài chuột hamster lùn thì số lượng con đẻ ra sẽ ít hơn, chỉ từ 5 – 6 chuột con.

Đặc điểm của hamster con khi mới sinh

Hamster được nhiều người yêu thích với vẻ bề ngoài dễ thương, nhỏ nhắn cùng với bộ lông mượt mà. Do đó, họ cũng nghĩ rằng những chú chuột con khi mới đẻ ra sẽ rất đáng yêu. Tuy nhiên thì không phải vậy, những chú chuột con khi mới sinh ra hoàn toàn trơ trụi, có màu đỏ và không hề có lông. Chúng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chuột hamster mẹ, vì giai đoạn này những giác quan như thính giác và thị giác của chúng vẫn chưa phát triển.

Nhưng chỉ cần qua hơn 4 tuần, thì những chú hamster con này đã có thể tự sinh hoạt và không cần sự trợ giúp của hamster mẹ. Hơn hết là nếu hamster mẹ đã hồi phục sức khỏe, thì bạn hoàn toàn có thể cho chúng đi giao phối lần nữa.

Cách chăm sóc hamster cái trong quá trình mang thai

Sau khi đã nắm rõ cách nhận biết hamster giao phối thành công, thì bạn cần tìm hiểu về cách chăm sóc hamster cái. Dưới đây là những cách chăm sóc hiệu quả giúp hamster mau chóng hồi phục sức khoẻ mà chúng tôi muốn chia sẻ cho các bạn.

Tham khảo  7 nguyên nhân khiến hamster bị rụng lông và cách điều trị

Vệ sinh, dọn dẹp lồng thường xuyên

Bạn cần dọn dẹp vệ sinh thường xuyên trong lồng của hamster. Điều này sẽ giúp chuột hamster có một môi trường sống tốt hơn, hạn chế được tình trạng mệt mỏi, khó chịu khi đang mang thai. Do đó bạn cần nên dọn dẹp ít nhất 2 – 3 lần/ tuần, và dọn sạch trước ngày sinh dự kiến của hamster là 3 ngày.

Điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày

Cần nên cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của chuột hamster. Đặc biệt là nên cung cấp những loại thực phẩm có hàm lượng protein cao.

Điều chỉnh khẩu phần ăn cho hamster trong quá trình mang thai
Điều chỉnh khẩu phần ăn cho hamster trong quá trình mang thai

Lấy đồ chơi và tháo wheel ra khỏi lồng

Vì đang mang thai nên chuột hamster cần nên được nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh các hoạt động mạnh như chạy, nhảy,.. Thế nên cách tốt nhất để bảo vệ cho chúng là bạn nên lấy hết những đồ chơi ra khỏi lồng.

Tách hamster cái và hamster đực ra riêng

Trong giai đoạn mang thai, chuột hamster cái rất nhạy cảm và trở nên hung hăng. Do đó, bạn cần nên tách chuột hamster cái và chuột hamster đực ra riêng. Để tạo cho hamster cái một không gian nghỉ ngơi yên tĩnh.

Tách con đực và con cái ra riêng
Tách con đực và con cái ra riêng

Sử dụng những vật dụng mềm để vào lồng cho chuột hamster làm tổ

Khi sắp đẻ thì chuột hamster sẽ luôn tìm kiếm đồ vật để làm tổ. Trường hợp này bạn cần nên giúp chúng tìm kiếm những vật dụng đó và đặt vào trong lồng.

Bài viết trên đã chia sẻ về những cách nhận biết hamster giao phối thành công, cũng như là cách chăm sóc hamster cái trong giai đoạn mang thai. Hy vọng có thể hữu ích đối với bạn, giúp cho bạn có thể thành công trong việc giao phối cho chuột hamster của mình. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

Facebook
Pinterest
Twitter
LinkedIn