Bị chuột hamster cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào?

Bị chuột hamster cắn có sao không? Cách xử lý vết thương ra sao? Phòng ngừa chuột hamster cắn như thế nào? Tất tần tật những điều này đều được người nuôi hamster quan tâm bởi lẽ đây đều là những vấn đề họ thường xuyên gặp phải.

Nguyên nhân nào khiến chuột hamster cắn người?

Bị hamster cắn không phải là chuyện hiếm gặp. Thậm chí ngay cả chủ nhân thân thuộc cũng bị loài gặm nhấm này cắn “không trượt phát nào”. Vậy tại sao chú chuột nhỏ lại hung hãn như vậy? Việc hamster cắn người là do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:

Do giật mình, hoảng sợ

Khi bị ai đó làm giật mình khi nghỉ ngơi hoặc vui chơi, chuột hamster sẽ trở nên hoảng sợ. Và hành vi cắn người chính là cắn người chính là cách để chúng tự vệ mỗi khi cảm thấy nguy hiểm hoặc bị đe dọa.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chuột hamster cắn người
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chuột hamster cắn người

Do đang mang thai

Hamster cái khi đang mang thai thường tỏ ra căng thẳng, cáu gắt và hung dữ. Do đó, chúng dễ dàng tấn công người lạ hoặc các con đực khác. Thậm chí, ngay cả chủ nhân cũng bị chúng cắn nếu không cẩn thận trong quá trình chăm sóc. Tuy nhiên, nếu nhận thấy chuột căng thẳng và hung dữ quá mức thì bạn cần nhanh chóng mang chúng đến bác sĩ thú y để kiểm tra.

Do nhầm lẫn với thức ăn

Chuột hamster là loài có thị giác cực kỳ kém, chúng chủ yếu sử dụng khứu giác để điều hướng. Do đó, nếu trên tay của bạn có mùi thức ăn thì chúng sẽ nhầm lẫn ngay. Lúc này, bị chuột hamster cắn chỉ còn là vấn đề thời gian.

Tham khảo  Cách tắm cho chuột hamster đúng cách, hết hôi

Bị chuột hamster cắn có sao không?

Rất nhiều người cho rằng hamster là loài nhỏ bé nên vết cắn của chúng không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên bạn không vì thế mà bạn được chủ quan. Bởi cũng giống như chó mèo, chúng đều có khả năng mang mầm bệnh nguy hại trong người.

Bị chuột hamster cắn có sao không?
Bị chuột hamster cắn có sao không?

Trường hợp bị chuột hamster cắn nhưng không chảy máu

Nếu bị chuột hamster cắn nhưng không chảy máu, chỉ trầy xước nhẹ thì bạn không cần quá lo lắng. Lúc này bạn chỉ cần rửa sạch vết thương, sau đó sử dụng dung dịch nước muối loãng hoặc oxy già sát khuẩn là được.

Trong trường hợp này, có thể chú chuột nhỏ chỉ nghĩ rằng đây là vết cắn yêu hoặc nhầm lẫn tay bạn với thức ăn mà thôi.

Trường hợp hamster cắn chảy máu có sao không?

Nếu bị hamster cắn chảy máu thì vấn đề này không còn đơn giản nữa rồi. Đầu tiên, bạn cần sơ cứu vết thương ngay lập tức, sau đó giữ chặt chỗ bị cắn và nặn cho máu từ vết thương chảy ra ngoài. Tiếp theo, rửa sạch vết thương bằng nước muối pha loãng hoặc các dung dịch sát khuẩn trong vòng 10 phút.

Cuối cùng, quan sát vết thương trong vòng 4 – 12 tiếng. Nếu thấy chỗ bị cắn có dấu hiệu đau hoặc sưng đỏ thì cần tới bệnh viện để thăm khám và điều trị ngay lập tức. Lúc này, bạn có thể phải dùng thuốc kháng sinh và chích ngừa bệnh dại để ngăn ngừa những trường hợp tệ nhất có thể xảy ra.

Nếu bị chuột hamster cắn chảy máu có sao không?
Nếu bị chuột hamster cắn chảy máu có sao không?

Những vấn đề có thể xảy ra nếu bị chuột hamster cắn

Từ những phân tích trên có thể thấy, bị chuột hamster cắn là một trong số những trường hợp nguy hiểm. Theo các bác sĩ thú y, nếu bị chuột hamster cắn chảy máu mà không đi khám, chích ngừa kịp thời thì bạn có thể gặp một số chứng bệnh nguy hiểm như bệnh dại, dịch hạch, uốn ván, viêm phổi,…

Ngoài ra, răng của chuột hamster dài và nhọn, chúng có thể ghim sâu vào da và gây đau đớn cho bạn. Do đó khi bị cắn, bạn nên bình tĩnh và giúp chú chuột thư giãn để chúng nhả ra từ từ. Tuyệt đối không la hét, lắc mạnh bởi vô tình khiến chú chuột trở nên hoảng sợ, giận dữ và siết chặt răng hơn, từ đó làm tình trạng vết thương trở nên tệ hơn.

Cách xử lý vết thương khi bị chuột hamster cắn

Khi đã biết bị chuột hamster cắn có sao không, bạn cần nắm vững các bước xử lý vết thương sau để tránh xảy ra hậu quả không mong muốn.

Tham khảo  6 cách phân biệt hamster đực và cái đơn giản nhất

Bước 1: Gỡ chuột ra khỏi vết cắn

Khi bị chuột hamster cắn, bạn không nên la hét hay vùng vẫy để rảy chú chuột ra khỏi vết cắn. Thay vào đó, bạn cần bình tĩnh và giúp chúng thư giãn để chúng nhả ra từ từ. Nếu chú chuột quá cứng đầu, bạn có thể cho chúng thức ăn để chúng buông bạn ra.

Bước 2: Sát trùng vết thương

Nếu bị chuột hamster cắn chảy máu, bạn cần nặn hết máu độc ra ngoài, sau đó rửa sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn trong khoảng 10 – 15 phút. Đừng quên sát trùng vết thương bằng thuốc đỏ Povidine để ngăn ngừa virus, vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong.

Các bước xử lý vết thương khi bị chuột hamster cắn
Các bước xử lý vết thương khi bị chuột hamster cắn

Bước 3: Băng bó vết thương

Tiến hành băng bó vết thương bằng gạc để tránh tình trạng nhiễm trùng. Cần lưu ý, bạn không nên băng bó vết thương quá chặt bởi điều đó sẽ làm ảnh hưởng việc tuần hoàn máu bên dưới da.

Bước 4: Theo dõi và thăm khám

Cẩn thận quan sát vết thương trong 4 – 12 tiếng. Nếu cảm thấy bị đau hoặc sưng đỏ ở khu vực bị cắn, bạn cần đến bác sĩ để được kiểm tra và có biện pháp điều trị kịp thời.

Bị chuột hamster cắn có cần đi chích ngừa hay không?

Sau khi bị chuột hamster cắn, bạn cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để kiểm tra và có biện pháp ngăn ngừa các biến chứng nếu có. Hầu hết các trường hợp bị hamster cắn đều cần chích ngừa dại trong 48 giờ đầu. Chích ngừa càng sớm thì hiệu quả ngừa virus vi khuẩn tấn công càng cao.

Dưới đây là lịch tiêm ngừa sau khi bị chuột hamster cắn mà bạn cần tuân theo để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

  • Mũi 1: Sau 12 giờ kể từ khi bị cắn.
  • Mũi 2: Sau 30 ngày kể từ khi tiêm mũi 1.
  • Mũi 3: Sau 6 tháng kể từ khi tiêm mũi 2.
  • Mũi 4: Sau 12 tháng kể từ khi tiêm mũi 3.
  • Mũi 5: Sau 12 tháng kể từ khi tiêm mũi 4.
Lịch chích ngừa khi bị chuột hamster cắn
Lịch chích ngừa khi bị chuột hamster cắn

Cách phòng ngừa bị chuột hamster cắn

Ngoài việc biết được bị chuột hamster cắn có sao không để có phương pháp điều trị phù hợp, bạn còn cần tuân thủ một số biện pháp phòng ngừa chuột hamster cắn như sau:

Tham khảo  Cách nuôi chuột con mới đẻ không có mẹ - Chăm sóc chuột Hamster

Đảm bảo chuột luôn có đồ mài răng

Răng cửa của chuột hamster sẽ mọc liên tục trong suốt cuộc đời. Điều này khiến chúng phải cắn, gặm mọi thứ trong tầm mắt để mài mòn bớt răng của mình. Do đó, trang bị đồ mai răng trong lồng chính là cách để bạn hạn chế trường hợp bị chuột hamster cắn.

Trang bị đồ mài răng cho hamster
Trang bị đồ mài răng cho hamster

Đeo bao tay khi tiếp xúc với hamster

Chuột hamster có hàm răng sắc nhọn và cho khả năng sát thương cao. Do đó khi vệ sinh lồng hoặc cho chuột hamster ăn, bạn nên đeo găng tay để bảo vệ cho bàn tay của mình.

Bạn hãy rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc gel sát khuẩn, sau đó đeo một lớp bao tay y tế bên trong và một lớp bao tay vải bên ngoài. Như vậy nếu bị chuột hamster cắn thì độ sát thương không cao, tỷ lệ chảy máu cũng thấp hơn.

Vệ sinh chuồng nuôi định kỳ

Bạn cần vệ sinh chuồng chuột mỗi tháng một lần để dọn sạch thức ăn thừa, phân, bụi bẩn bám xung quanh lồng. Việc này không chỉ đảm bảo sức khỏe cho chuột hamster mà còn ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng vết thương hở nếu chẳng may bị chuột hamster cắn.

Không thay đổi môi trường sống của chuột hamster nhiều lần

Việc đổi môi trường sống quen thuộc sẽ khiến chuột cảm thấy bất an,căng thẳng dễ nổi giận và hay cắn người nếu tiếp xúc trực tiếp. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không thay đổi chuồng cho chuột hamster quá nhiều lần.

Thường xuyên theo dõi sức khỏe của chuột hamster

Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, bạn cần theo dõi sức khỏe của chuột hamster hàng này. Dưới đây là một số biểu hiện chuột đang có bệnh cần được bác sĩ thú y thăm khám và tiêm thuốc:

  • Tỏa ra mùi hôi nồng nặc, khó chịu do hương tuyến tích tụ quá nhiều.
  • Phân lỏng, ngả màu trắng hoặc có màu xanh.
  • Rụng lông nhiều, lỗ chân lông bị nổi mẩn đỏ, lở loét
  • Nhịp thở bất thường, hay thở khò khè, nấc cụt hoặc nhảy mũi.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc chuột hamster cắn có sao không? Người nuôi cần cẩn trọng không để chuột hamster cắn để tránh một số chứng bệnh nguy hiểm. Đồng thời, bạn cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết trong việc xử lý vết thương nếu chẳng may bị chuột hamster cắn.

Facebook
Pinterest
Twitter
LinkedIn